Kinh nghiệm dạy tiếng việt cho người nước ngoài - Bài 2

Kinh nghiệm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài - Bài 2

1. Mở đầu

Nghe - Nói - Đọc - Viết là bốn kỹ năng mà cả người dạy lẫn người học ngoại ngữ cần hướng đến. Viết là kỹ năng cuối cùng trong chuỗi hoạt động dạy tiếng. Một bài viết tốt truyền tải được tin nhắn, thông tin trọn vẹn ý nghĩa đến người nhận. Nếu người nhận hiểu mẫu tin đó thì người viết đã thành công trong việc giao tiếp bằng văn bản. Tuy nhiên, khi học ngoại ngữ không phải học viên nào cũng thích học viết. Có lẽ là những lý do như lúng túng về khả năng kết hợp từ, cụm từ, cách sử dụng cấu trúc câu, hay e ngại chia sẽ ý kiến, suy nghĩ về một vấn đề nào đó mà một đề tài viết yêu cầu, hoặc học viên đó ít có thói quen viết (bằng tiếng mẹ đẻ lẫn ngoại ngữ). Những rào cản này làm cho học viên dường như càng trở nên thụ động và mất tự tin khi thể hiện suy nghĩ của mình bằng chữ viết. Vì thế, những học viên này không mấy quan tâm đến việc học viết cũng không hứng thú để đầu tư thời gian và nổ lực trong bài viết được giao.




Đối với một đứa trẻ "nói" được thụ đắc một cách tự nhiên như là kết quả bản năng khám phá thế giới, còn khả năng "viết" cần phải rèn luyện và học tập. Hoạt động viết như một quá trình khép kín (bắt đầu, triển khai, và kết thúc). Một vấn đề lớn được đặt ra: Tại sao phải học viết? Có quá nhiều điều trong cuộc sống chúng ta không thể diễn đạt bằng lời nói trực tiếp, chữ viết sẽ lưu lời nói ấy bằng văn bản. Đối với học viên, việc làm bài thi, hay yêu cầu viết một bài văn, hiển nhiên là họ phải tham gia vào quá trình viết. Tuy nhiên, viết là hoạt động lời nói phức tạp không những đòi hỏi người học có sự phối hợp đồng thời các kỹ năng nghe-nói- đọc mà việc dạy nó cũng không đơn giản chút nào.

Để khắc phục những trở ngại này, giáo viên nên chọn những hoạt động viết tương thích với trình độ của học viên và cung cấp cho họ đủ lượng từ vựng hay thông tin cần thiết giúp họ có thể hoàn thành bài viết thành công. Ngoài ra, giáo viên cần thói quen viết trong học viên để giúp họ thấy thoải mái, tự tin sẵn sàng tham gia vào hoạt động viết một cách nhiệt tình và sáng tạo.

Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số thủ thuật chuẩn bị cho hoạt động viết một văn bản cho học viên nước ngoài học tiếng Việt.

2. Khái niệm về hoạt động viết


Khi bắt đầu dạy viết giáo viên thường nhận thấy là học viên khá lung túng không biết viết gì trước đề tài yêu cầu. Vậy, trách nhiệm của giáo viên là tìm ra phương pháp dạy hiệu quả để giúp học viên làm điều này. Ba câu hỏi đặt ra cho hoạt động viết: viết gì? Viết như thế nào? Viết cho ai? Để trả lời cho từng câu hỏi này, trước hết chúng ta thử tìm hiểu định nghĩa về hoạt động viết: "Viết là hoạt động giao tiếp truyền tải nội dung mang ý chủ đích đến độc giả". Vậy, có 3 đối tượng đề cập đến trong hoạt động viết - nội dung- ý chủ đích -độc giả". Mỗi đối tượng được giải thích như sau:

- Nội dung cho đoạn văn bản gồm ý chính và các chi tiết chính. Nội dung (content) là những gì mà người viết muốn nói. Ý chính (main idea) là câu đơn tóm tắt những điều quan trọng nhất mà tác giả muốn người đọc biết. Những điều đó khá quan trọng cho tác giả lẫn độc giả. Còn các chi tiết khóa (key details) là những thông tin thiết thực thêm vào bổ sung và giải thích làm rõ ý chính.

- Chủ đích cho đoạn văn bản (purpose) gồm suy nghĩ (think) và hành động (do). "Chủ đích" trả lời cho câu hỏi người viết phải viết điều đó như thế nào? Phong cách viết, cách diễn đạt, cách dung từ. Người viết muốn người đọc có suy nghĩ và làm việc gì đó thiết thực sau khi đọc.

- Độc giả (audience) gồm nhân vật (people) và các vấn đề (questions). Độc giả (có thể là những học viên và giáo viên) là đối tượng mà tác giả nhắm đến khi viết (viết cho ai?). Chúng ta thường viết về nhân vật là con người (một người đặc biệt hay nhóm người). Những nhân vật này luôn có các vấn đề cần chúng ta trả lời. Vì vậy, nghĩ đến độc giả là chúng ta nghĩ đến những nhân vật mà chúng ta đang viết với các vấn đề liên quan đến.

Mỗi đoạn văn bản thường thay đổi theo nội dung, mục đích và độc giả. Nếu người viết nghĩ đến ba yếu tố này khi viết thì bài viết của họ đạt hiểu quả cao.

Một ví dụ phân tích 3 yếu tố thể hiện trong văn bản: "Tôi và cha tôi lớn lên trong một ngôi nhà nhỏ gần hồ Xanh. Cha con tôi cùng nhau làm đủ mọi việc nhưng điều làm tôi nhớ nhất là những lần chúng tôi cùng đi câu cá. Cha tôi đã dạy tôi cách câu cá, hồi đó tôi còn rất nhỏ 5 hay 6 tuổi, tôi nhớ không rõ lắm. Đó là một trong những việc làm tôi ưa thích khi tôi là một đứa trẻ. Điều đó cũng rất có ý nghĩa với tôi là được làm việc cùng cha tôi"

Thảo luận tìm ý chính:

- Điều quan trọng nhật mà người viết muốn người đọc biết là gì? Câu nào thể hiện ý chính đoạn văn?

- Đó có phải là điều quan trọng đối với người viết hay độc giả không?

Ý chính: "Thời gian hạnh phúc nhất trong đời tôi khi còn nhỏ"

Thảo luận với chi tiết khóa (key details)

- Độc giả cần hiểu gì từ ý chính?

- Chi tiết hữu ích nào bổ trợ cho ý chính?


Sau đây là vài chi tiết mở rộng bổ sung giải thích cho ý chính:


1. Vào thứ bảy và chủ nhật chúng tôi thường thức dậy sớm, cha con tôi đến hồ Xanh trong làng để câu cá. Chúng tôi mang theo cần câu, bánh quế và một ít sôcola nóng. Ở hồ chỉ có hai cha con tôi, chúng tôi ngồi trên một phiến đá, cắm cần câu, ăn bánh và chờ cá cắn câu.

2. Có một lần, cha tôi rủ tôi đi câu ở hồ Xanh gần nhà. Tôi không muốn đi vì chưa lần nào tôi câu được cá ở đó. Cha tôi đọc báo và cho biết sang nay sẽ có lượng cá hồi lớn về hồ. Nhưng ông không nói cho tôi biết. Cuối cùng tôi cũng đồng ý đi. Chưa đầy 30 phút tôi đã câu được 8 con. Thật tuyệt làm sao! Lúc đó tôi thấy yêu cha vô cùng.

3. Cứ mỗi lần chúng tôi đi câu cá là lúc cha tôi vui vẻ nhất. Ông không có cái buồn phiền, lo lắng hay cáu giận. Tôi nghĩ cha tôi muốn làm tôi vui.

Vậy hoạt động viết là một quy trình (mở đầu, nội dung, kết thúc). Nó truyền đạt nội dung mang chủ đích của người viết đến độc giả. Phong cách viết phụ thuộc vào sự cảm nhận sự kiện khách quan và năng lực ngôn ngữ của người cầm bút, chẳng hạn như cách dùng từ ngữ, cấu trúc câu, liên kết từ. Mức độ thành công của một bài viết phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: khả năng tư duy, khả năng diễn đạt, kiến thức nền, kinh nghiệm sống,…Giúp học viên nắm vững các thao tác chuẩn bị cho một bài viết là trách nhiệm, kinh nghiệm của người dạy. 

Nhận xét